Đại Thanh tần phi Dung_phi

Thời gian Dung phi Hòa Trác thị nhập cung không được đề cập chính thức trong các văn bản hàn lâm như Thanh sử cảo lẫn Thanh thực lục, chỉ biết khi vào cung đã thì Hòa Trác thị đã được phong làm Quý nhân.

Khi vừa vào cung, Hòa Trác thị do đích thân Kế Hoàng hậu Na Lạp thị dạy dỗ quy củ. Sang năm Càn Long thứ 25 (1760), ngày 3 tháng 2 (ÂL), xuất hiện ghi chép của một Hòa Quý nhân (和貴人) được sách phong sau khi cùng Hoàng hậu học quy củ[2]. Đây là một quy định của cung đình nhà Thanh, dành cho sách phong các tần phi có xuất thân Bao y hoặc ngoại tộc. Vào lúc này, các Nội đình chủ vị sẽ được phân phó dạy dỗ cung quy cho các nữ tử ấy, sau đó phong làm Thường tại hoặc Quý nhân, chính thức trở thành tần phi. Xét theo ngày sinh của Dung phi và Hòa Quý nhân có điểm tương đồng, lại theo ghi chép của Thanh sử cảo về Dung phi là: 「"Sơ nhập cung hiệu Quý nhân"; 初入宫号貴人」, các học giả nhận định khá chắc chắn Hòa Quý nhân và Dung phi là một người. Còn về chuyện "Pháp Đế Mã" có phải là Hòa Trác thị hay không, tuy bài luận của Hoắc Giai có nhiều chi tiết, liên hệ thời gian Pháp Đế Mã nhập kinh sư cùng việc Đô Nhĩ Đô thăng chức ngay sau khi Hòa Trác thị được phong, thế nhưng không tài liệu nào khẳng định trực tiếp Pháp Đế Mã là Hòa Trác thị cả. Căn cứ phân phó thịt dê trong Bát dụng hành văn Để đương (撥用行文底檔), ngoài Hòa Trác thị thì Phúc Quý nhân cùng Ninh Thường tại đều giống Hòa Trác thị, là nữ tử người Hồi được tiến cung, nên càng không có cách nào chứng minh Pháp Đế Mã cùng Hòa Trác thị là một người[3].

Năm Càn Long thứ 26 (1761), ngày 30 tháng 12 (âm lịch), tấn Dung tần (容嬪), bậc thứ 4 trong Hậu cung nhà Thanh, cùng sách phong có Thận tần. Sang năm, ngày 16 tháng 5 (tức ngày 10 tháng 6 dương lịch), lấy Binh bộ Thượng thư A Lý Cổn (阿里衮) làm Chính sứ, Lễ bộ Thị lang Ngũ Cát (五吉) làm phó sứ, hành sách phong lễ[4][5]. Theo ghi chép của Thanh thực lục, phi tần của Càn Long Đế rất nhiều nhưng được bồi giá xuất cung thì chỉ có mấy người, Dung tần Hòa Trác thị từ khi nhập cung, mãi cho đến khi qua đời thì luôn có mặt trong bất kì chuyến du tuần nào.

Năm Càn Long thứ 30 (1765), Càn Long Đế tiến hành Nam tuần, Dung tần Hòa Trác thị là một trong những tần phi theo tùy giá cùng Hoàng hậu Na Lạp thị, ngoài ra còn có Lệnh Quý phi Ngụy thị, Khánh phi Lục thị cùng Vĩnh Thường tại Uông thị đi theo đến Dương Châu, Tô Châu, Giang Ninh, Hàng Châu. Năm đó, xảy ra sự việc của Na Lạp Hoàng hậu.

Năm Càn Long thứ 33 (1768), ngày 5 tháng 6, tấn Dung phi (容妃). Ngày 26 tháng 10 cùng năm, lấy Văn Minh điện Đại học sĩ Doãn Kế Thiện làm Chính sứ, Nội các Đại học sĩ Mai Lạp Tốn (迈拉逊) làm Phó sứ, hành Dung phi sách phong lễ[6]. Sách văn rằng:

Dung phi trong trang phục Tây phương

朕惟袆褕着媺克襄雅化于二南纶綍宣恩。宜备崇班于九御。爰申茂典。式晋荣封。尔容嫔霍卓氏。端谨持躬。柔嘉表则。秉小心而有恪。久勤服事于慈闱。供内职以无违。夙协箴规于女史。兹奉皇太后慈谕。册封尔为容妃。尚其仰承锡命。勖令德以长绥。祗荷褒嘉。劭芳徽于益懋。钦哉。

...

Trẫm duy huy du trứ 媺 khắc tương nhã hóa vu nhị nam luân phất tuyên ân. Nghi bị sùng ban vu cửu ngự. Viên thân mậu điển. Thức tấn vinh phong.

Nhĩ Dung tần Hoắc Trác thị. Đoan cẩn trì cung. Nhu gia biểu tắc. Bỉnh tiểu tâm nhi hữu khác. Cửu cần phục sự vu từ vi. Cung nội chức dĩ vô vi. Túc hiệp châm quy vu nữ sử. Tư phụng Hoàng thái hậu từ dụ, sách phong nhĩ vi Dung phi.

Thượng kỳ ngưỡng thừa tích mệnh. Úc lệnh đức dĩ trường tuy. Chi hà bao gia. Thiệu phương huy vu ích mậu. Khâm tai.

— Sách văn Dung phi

Năm Càn Long thứ 36 (1771), Dung phi tùy Hoàng đế Đông tuần, bái yết Khổng miếu, bước lên du ngoạn Thái Sơn. Năm thứ 40 (1778), Dung phi lại tùy Hoàng đế đi Thịnh Kinh, vào lúc này vị phân của Dung phi đã là bậc thứ 2 trong các phi tần.

Từ ngày Hoàng hậu Na Lạp thị bạo băng (1766), Càn Long Đế không lập Hoàng hậu nữa, đến khi Lệnh Ý Hoàng quý phi Ngụy thị quy thiên (1775), Càn Long Đế cũng không phong Hoàng quý phi nữa, trước đó khi Khánh Quý phi Lục thị tạ thế (1774), Càn Long Đế vẫn không phong thêm ai làm Quý phi. Do đó, từ năm 1775 trở đi thì trong Hậu cung thì hàng vị Phi là cao nhất, và Dung phi cũng là một trong số ấy. Lúc này, Càn Long Lục phi gồm: Du phi, Thư phi, Dĩnh phi, Dung phi, Đôn phi, Thuận phi.

Từ năm Càn Long thứ 50 (1785), có thể do sức khỏe giảm sút mà Dung phi rất ít xuất hiện. Theo ghi chép của Thưởng tứ đề bạc, ngày 14 tháng 4 (âm lịch) năm thứ 53 (1788), Càn Long Đế đã ban thưởng cho Dung phi 10 quả quýt, đây là lần cuối cùng tìm thấy ghi chép về việc ban thưởng cho bà.

Liên quan